The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use any real content in the Consulting Process anytime you reach.

  • img
  • img
  • img
  • img
  • img
  • img

Get In Touch

MUSIC MARKETING: 3 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG ÂM NHẠC VÀO HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ

image

Khi bất chợt nghe giai điệu “Trăm phần trăm, trăm phần trăm…” hay “Đi thật xa để về” thì hình ảnh đầu tiên bạn nghĩ đến là gì?

Đó có phải là những chú bò sữa tung tăng nhảy nhót của thương hiệu Vinamilk hay đôi giày Biti’s Hunter đồng hành cùng chàng ca sĩ Soobin Hoàng Sơn trên mỗi hành trình đi và trở về?

Quảng bá sản phẩm thông qua âm nhạc, từ đó in sâu trong tâm trí người tiêu dùng chính là sức mạnh của Music Marketing. Vậy Music Marketing là gì? Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi sử dụng âm nhạc vào hoạt động tiếp thị? Cùng tìm hiểu với TOP Group qua bài viết dưới đây.

Music Marketing là gì

Music Marketing là một hình thức tiếp thị sử dụng âm nhạc để tiếp cận đối tượng mục tiêu nhằm truyền trải thông điệp của nhãn hàng, gia tăng mức độ nhận diện của thương hiệu. từ đó định vị trong tâm trí khách hàng và thúc đẩy tăng doanh số.

Trong báo cáo Digital 2023 tại Việt Nam, music video chiếm 58,3% tổng số các video người dùng tiêu thụ. QnMe cũng nhấn mạnh có đến 75% người nghe nhạc mỗi ngày và âm nhạc là loại hình giải trí chính của người Việt.

Đủ thấy việc lồng ghép âm nhạc vào các chiến dịch truyền thông - quảng cáo không chỉ giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt và nổi bật giữa hàng loạt đối thủ cùng ngành, mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng, khơi gợi cảm xúc tích cực đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Chính vì vậy, hàng loạt các ngành hàng từ Thời trang, F&B, FMCG cho tới Tài chính, Ngân hàng… đều sử dụng hình thức tiếp thị này để gây thương nhớ và chiếm trọn trái tim khách hàng.

Chiến dịch Music Marketing “Cáo Qua Chưa?” của Warrior năm 2022 là minh chứng rõ nét cho khả năng lan truyền thông điệp của nhãn hàng nhờ âm nhạc. Giai điệu bắt tai, phần lời hóm hỉnh “lặp đi lặp lại” tên thương hiệu “Qua Ri Ơ” kết hợp KOL quen thuộc với giới trẻ đã góp phần hỗ trợ thành công cho Warrior tỏng năm 2022, giúp thương hiệu tăng chỉ số nhận biết tự động của thương hiệu (Spontaneous Brand Awareness) đạt 38 điểm và tăng 322% doanh thu sản phẩm so với cùng kỳ năm 2021.

 

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi sử dụng âm nhạc vào hoạt động tiếp thị

Lựa chọn chiến lược phù hợp

Để đạt được hiệu quả cao trong Music Marketing, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược phù hợp với đặc thù của sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời, hãy luôn cập nhật xu hướng âm nhạc và nắm bắt tâm lý khách hàng để tạo ra những chiến dịch ấn tượng và đáng nhớ.

Đo lường hiệu quả chiến dịch

Việc đo lường hiệu quả của chiến dịch Music Marketing là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá được thành công của chiến dịch và điều chỉnh kịp thời để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu và theo dõi chỉ số hiệu quả như lượt xem, lượt chia sẻ, lượt tương tác và doanh thu thu được từ chiến dịch.

Tận dụng sức mạnh của các nghệ sĩ

Đây là phương thức phổ biến nhất mà nhiều nhãn hàng lựa chọn nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với công chúng. Doanh nghiệp sẽ “chi tiền” làm hẳn một music video độc quyền hoặc tài trợ các sản phẩm âm nhạc của nghệ sỹ có lượng fans cũng là đối tượng mục tiêu mà nhãn hãng nhắm tới.

Rất nhiều thương hiệu đình đám đã sử dụng cách tiếp thị này để gia tăng tương tác, mở rộng tệp khách hàng như: huyền thoại Baby shark của Shopee, Ngày bồng bềnh của Chi Pu & Dove, Keep me in love của Hồ Ngọc Hà & Oppo… Hầu hết các MV đều sử dụng người nổi tiếng có lượng fan đông đảo, tận dụng hình ảnh họ đang có để xây dựng sản phẩm âm nhạc, lồng ghép thương hiệu và làm nổi bật tính năng sản phẩm.

Sai lầm cần tránh khi triển khai chiến dịch Music Marketing

Doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố dưới đây nếu không muốn biến chiến dich Music Marketing thành công “Dã Tràng xe cát biển Đông”:

Không hiểu rõ đối tượng khách hàng

Khi không nắm bắt được nhu cầu, sở thích và mối quan tâm của đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ khó lòng tạo ra một chiến dịch Music Marketing ấn tượng và hấp dẫn đối với họ. Điều này dẫn đến việc chiến dịch không đạt được mục tiêu đề ra.

Lựa chọn nghệ sĩ không phù hợp

Việc hợp tác với nghệ sĩ không phù hợp với hình ảnh và giá trị của thương hiệu có thể khiến chiến dịch Music Marketing không đạt được hiệu quả mong muốn. Nếu nghệ sĩ không có tầm ảnh hưởng hoặc hình ảnh đi lệch với thông điệp cảu sản phẩm, dịch vụ,, khách hàng sẽ khó lòng tìm thấy sự gắn kết với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Nội dung âm nhạc không sáng tạo

Âm nhạc là linh hồn của chiến dịch Music Marketing. Nếu nội dung âm nhạc không sáng tạo, không đáng nhớ hoặc không phù hợp với thông điệp của thương hiệu, khách hàng sẽ không cảm thấy thích thú và chiến dịch sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.

Thiếu sự kết hợp giữa các chiến lược marketing

Một chiến dịch Music Marketing thành công thường kết hợp với các chiến lược marketing khác, như influenencer, social media, tổ chức sự kiện, cuộc thi... Nếu doanh nghiệp chỉ dựa vào Music Marketing mà không kết hợp với các hoạt động marketing khác, chiến dịch sẽ nhanh chóng bị ngấn chìm giữa hàng ngàn nội dụng từ các đối thủ mạnh khác.

Kết luận

Music Marketing là một hình thức tiếp thị đầy sáng tạo và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng cường nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng và tăng tương tác với khách hàng thông qua âm nhạc. Tuy vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược phù hợp, đo lường hiệu quả chiến dịch và tận dụng sức mạnh của các nghệ sĩ để tạo ra những chiến dịch Music Marketing ấn tượng và thành công. 

Liên hệ ngay với chúng tôi triển khai những chiến dịch Music Marketing ấn tượng:  hello@wearetopgroup.com

Customer Success: Yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Social Commerce - Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi