The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use any real content in the Consulting Process anytime you reach.

  • img
  • img
  • img
  • img
  • img
  • img

Get In Touch

Lựa chọn kênh bán hàng online: Shopee, Facebook, Tiktok Shop hay Website?

image

Trong thời đại số hóa mạnh mẽ, việc lựa chọn kênh bán hàng online phù hợp có thể là bước quyết định thành công của người bán hàng.

"Bán hàng online thì nên bán ở kênh nào, Shopee, Facebook, Tiktok hay Web?" - chắc cũng là một thắc mắc phổ biến của nhiều người.

Qua kinh nghiệm, tìm hiểu và phân tích, đây là cái nhìn tổng quan về các kênh bán hàng này, cùng với lợi ích và thách thức của từng kênh.

Lợi Ích và Thách Thức của Việc Bán Hàng Trên Shopee, Facebook, và TikTok Shop

Lợi Ích:

  • Shopee và TikTok Shop cung cấp một sàn thương mại điện tử với lượng lớn người tiêu dùng, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng.
  • Facebook cho phép tương tác trực tiếp và xây dựng cộng đồng quanh thương hiệu, tạo dựng lòng tin và sự gắn kết.

Thách Thức:

  • Các loại phí: phí sàn, thuế, chi phí quảng cáo, phí affiliate, chi phí hoàn xu, lỗi đổi trả, và coupon.
  • Mật độ cạnh tranh cao, đặc biệt trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, khiến việc nổi bật trở nên khó khăn hơn.
  • Sự cố giữa Shopee và nhà bán lẻ cuối năm vừa qua là minh chứng cho các rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một sàn.

Thiệt ra các case study nổ nghìn đơn bạn thấy ngoài kia chỉ là thiểu số, làm mọi người bị “phấn khích” tưởng đâu dễ ăn, mà cũng ko phải là ko thể kiếm được khi bán trên sàn, chỉ là nó khá là khó nhằn.

Riêng bán hàng bằng cách live stream trên Tiktok, cần phải hiểu thêm rằng thuật toán của Tiktok để phiên live của bạn xuất hiện cũng ngẫu nhiên, nên mặc dù lượng người dùng sẵn có đông, khi họ lướt qua phiên live của bạn thì khả năng cao là họ đang… ko có nhu cầu. Vì thế nếu phiên live của bạn ko có khuyến mãi CỰC KỲ HẤP DẪN, thì cũng chả ai chốt đơn đâu. Mà khuyến mãi lắm thì… lời đâu ra nữa.

Cũng chính vì thuật toán ngẫu nhiên này mà phần lớn KH bạn bán trên đây ko phải là khách hàn trung thành, tức là họ mua rồi lướt, chứ còn ko thèm để ý tới tên shop nữa. Mà bán hàng chỉ phụ thuộc vào tìm kiếm KH mới, thì chỉ có tốn tiền quảng cáo làm giàu cho sàn mà thôi.

Bán Hàng Trên Web Riêng: Lợi Ích và Thách Thức

Trước tiên, cần phải hiểu rằng Web cũng chỉ là 1 “kênh bán hàng” mà thôi, ko phải là nên dùng kênh nào, mà là nên dùng tất cả các kênh để bán.

Lợi Ích:

  • Xây dựng thương hiệu và độ nhận biết cao hơn do không bị lẫn trong biển sản phẩm trên các sàn.
  • Tăng sự uy tín khi khách hàng thấy doanh nghiệp đầu tư vào một website chuyên nghiệp.
  • Sở hữu dữ liệu khách hàng, giúp tối ưu hóa việc chăm sóc và quảng cáo đến họ mà không bị giới hạn bởi các sàn.

Thách Thức (mà nhiều người đang nghĩ):

  • Cần đầu tư ban đầu cho việc thiết kế và phát triển website.
  • Thu hút lưu lượng truy cập đến website mới là thách thức lớn mà không có sự hỗ trợ từ lượng người dùng sẵn có như trên các sàn.

Làm rõ:

  • Thiết kế riêng giúp xây dựng thương hiệu và tăng sự uy tín của nhãn hàng, sản phẩm.
  • Để thu hút traffic → tốn $$$ marketing & quảng cáo, điều này là rõ ràng, nhưng bạn đang đầu tư cho chính bạn, ít ra data sẽ thuộc về bạn, còn chăm sóc KH, còn tạo ra KH trung thành, chứ chạy qc cho shop trên sàn thì chỉ làm giàu cho sàn mà thôi 😁

Giải Pháp nhanh cho Việc Sở Hữu Website Bán Hàng

Ngày nay, việc sở hữu một website bán hàng không còn là điều quá phức tạp hay đắt đỏ. Các giải pháp như Haravan, Shopify, và Sapo giúp người bán nhanh chóng và dễ dàng thiết lập website với chi phí hợp lý. Tính năng đầy đủ từ quy trình mua hàng tới cổng thanh toán, tích hợp đơn vị vận chuyển tận răng.

Đối với những nhu cầu tùy biến cao, việc thuê các đơn vị phát triển web uy tín là lựa chọn khả thi, nhất là khi công nghệ ngày càng tiên tiến và chi phí trở nên linh hoạt hơn.

(*) Đặc biệt: bạn hoàn toàn sở hữu toàn bộ dữ liệu, thông tin khách hàng → chăm sóc khách hàng tốt hơn, ko như các sàn TMĐT, dữ liệu người tiêu dùng là nguồn sống của họ, nên gần như chủ cửa hàng ko thể hoặc rất khó để thu thập.

Tóm lại

Trong môi trường kinh doanh online ngày càng cạnh tranh, việc đa dạng hóa kênh bán hàng là chiến lược thông minh. Mỗi kênh có những lợi ích và thách thức riêng, và lựa chọn phải dựa trên mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bán hàng trên Shopee, Facebook, Tiktok, và sở hữu một website riêng không phải là lựa chọn độc lập mà là sự kết hợp linh hoạt, tận dụng tối đa ưu điểm của mỗi kênh để đạt được thành công trong kinh doanh online.

Nguồn: goon.vn